Cách để cải thiện trí nhớ ngay lập tức

Bạn sẽ không cần phải lặp đi lặp lại để ghi nhớ điều gì đó

Image by Freepik

Tôi sẽ đưa ra một lời hứa mà bạn sẽ không thể tin được. Đó là: vào cuối bài viết này, bạn sẽ có thể nhớ được 24 số dưới đây. Không cần tốn công sức. Hết sức dễ dàng.

Tôi còn hứa rằng bạn sẽ vẫn có thể ghi nhớ những số này sau 10 năm nữa – cũng dễ dàng tương tự như vậy.

Bạn đã sẵn sàng để cùng tôi thử điều này chưa? Đây là các số:

189005191945090219750430

Nếu bạn vẫn đang tự hỏi tại sao tôi lại tự tin rằng bạn (một người lạ hoàn toàn) có thể nhớ được những số này, hãy để tôi giải thích cho bạn.

Tôi luôn có một trí nhớ tuyệt vời. Như một đứa trẻ, tôi thích chơi trò chơi trí nhớ và như một người lớn, các chuỗi số ngẫu nhiên dường như tự động ghi vào đầu tôi. Kỹ năng trí nhớ đáng ghen tị nhất của tôi là khả năng nhớ tên của người khác (bao gồm cả tên đệm và họ – kể cả khi chúng rất phức tạp).

Những người nhận thấy điều này thường hỏi tôi để học cách làm điều đó. Tôi luôn sẵn lòng chia sẻ và đã khá thành công trong việc cải thiện trí nhớ của họ bằng các lời khuyên mà tôi sẽ chia sẻ với bạn ngay bây giờ.

Trước khi bắt đầu thử thách thú vị này, tôi muốn chia sẻ một số nguyên tắc cơ bản về não của bạn sẽ giúp bạn hiểu tại sao những lời khuyên này sẽ hoạt động.

Nguyên tắc số 1 – Giới hạn của bộ nhớ ngắn hạn (trí nhớ tạm thời)

Năm 1956, một nhà tâm lý học của Harvard tên là George Miller đã xuất bản một trong những bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực tâm lý học với phần giới thiệu đáng nhớ và hài hước như sau:

My problem is that I have been persecuted by an integer. For seven years, this number has followed me around, intruded in my most private data, and assaulted me from the pages of our most public journals. Either there is something really unusual about the number or else I am suffering from delusions of persecution.

Vấn đề của tôi là tôi bị ám ảnh bởi một số nguyên. Trong vòng bảy năm, con số này đã theo đuổi tôi, xâm phạm vào những dữ liệu tư nhân nhất của tôi và tấn công tôi từ những trang của những tạp chí phổ biến nhất. Hoặc có điều gì đó thực sự khác thường về con số đó hoặc tôi đang chịu đựng sự ám ảnh.

Thật ra, ông ấy không bị ảo giác hay có vấn đề tâm lý và chúng ta cũng như vậy đều bị ám ảnh bởi con số đó. Con số đó là con số 7. Trong bài báo mang tên “Con số ma thuật bảy, cộng hoặc trừ hai”, George Miller đã chỉ ra rằng giới hạn của bộ nhớ ngắn hạn của chúng ta là 7 bit thông tin rời rạc cộng hoặc trừ 2.

Khi một mẩu tin tức mới vào não của chúng ta, nó sẽ trải qua một giai đoạn chờ đợi khi não của chúng ta đang cố gắng quyết định liệu nó có được lưu vào bộ nhớ dài hạn hay không. Giới hạn này là lý do tại sao cố gắng học thuộc lòng 24 số trên bằng bộ nhớ ngắn hạn không phải là cách đi đúng đắn.

Nguyên lý 2 – Sự liên kết ký ức

Hầu hết mọi người đều cho rằng các kỳ thủ cờ vua có não bộ vượt trội. Sau một thời gian dài, các kỳ thủ vẫn có thể nhớ lại các trận cờ từ nhiều năm trước với độ chính xác hoàn hảo. Năm 1947, một kỳ thủ vô địch người Argentina tên Miguel Najdorf đã chơi đồng thời bốn mươi lăm trận cờ mù (bịt mắt chơi cờ) – ghi nhớ vị trí các quân cờ cho các ván hoàn toàn từ trí nhớ.

Tuy nhiên, khi nhà tâm lý học Hà Lan Adrian de Groot nghiên cứu ký ức của những kỳ thủ cờ này, ông đã ngạc nhiên với những gì ông tìm thấy. Ký ức ấn tượng của các kỳ thủ cờ chỉ hoạt động khi các quân cờ có thể được xếp đặt từ một trận cờ thực tế. Khi các nhà nghiên cứu sắp xếp các quân cờ theo những mô hình vô lý, ký ức của những kỳ thủ cờ không khác biệt đáng kể so với một người chơi mới. Những kỳ thủ cờ đó đang nhớ các cụm mô hình chứ không phải các mảnh thông tin ngẫu nhiên, rời rạc.

Bài học rút ra là ký ức hoạt động hiệu quả nhất thông qua liên kết. Nó gắn kết tốt nhất khi có một khuôn khổ hiện có để gắn kết vào đó. Đây là lý do tại sao việc nhớ một danh sách các từ bằng tiếng Anh dễ dàng hơn là nhớ một danh sách các từ ngoại ngữ.

Nguyên tắc 3 – Cảm xúc giúp bạn nhớ rõ những ký ức

Bạn còn nhớ bạn đang làm gì chính xác vào thời điểm này cách đây một tháng? Tôi đoán là “không”. Nhưng nếu có một một khoảnh khác ấn tượng, tôi hỏi bạn có nhớ ra lúc đó bạn như thế nào và đang làm gì ở thời điểm đó, lần này, tôi đoán là “có”.

Đó là một hiện tượng kỳ lạ khi hầu hết chúng ta không thể nhớ những gì mình đã ăn trưa một tuần trước nhưng lại có thể nhớ rõ ngày một người trong gia đình qua đời hoặc ngày cưới của mình, ngay cả khi nó đã xảy ra cách đó nhiều thập kỷ. Lý do là những cảm xúc mạnh mẽ tạo ra những ký ức không thể quên trong não của chúng ta. Điều tuyệt vời nhất là chúng ta không cần phải cố gắng. Não của chúng ta làm tất cả mọi thứ tự nhiên, đó là lý do tại sao chúng ta muốn tận dụng điều này để có lợi cho bản thân.

Nguyên tắc 4 – Não của bạn không nhớ tất cả các loại thông tin giống nhau.

Bạn có phải là người “Nhớ mặt một ai đó nhưng đôi khi không thể nhớ tên của họ là gì”?

Nếu đúng như vậy, bạn không cô đơn đâu.

Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm trong đó các thí sinh được yêu cầu nhớ 10.000 hình ảnh (mất một tuần để thực hiện thí nghiệm). Người tham gia chỉ được phép nhìn vào hình ảnh một lần nhưng ngay cả khi vậy, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người ta có thể nhớ được 80% những gì họ đã thấy. Điều này cho chúng ta biết là não bộ của chúng ta rất tốt trong việc ghi nhớ hình ảnh, tốt hơn rất nhiều so với việc ghi nhớ từ vựng.

Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã biết rằng loại thông tin mà não bộ yêu thích nhớ nhất là thông tin hình ảnh và không gian, trong khi thông tin mà nó ghét nhất là các chi tiết ngẫu nhiên và trừu tượng – và họ có thể chứng minh điều đó bằng khoa học.

Để nghiên cứu cách những kỳ tích về trí nhớ được thực hiện, các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp ảnh não cấu trúc và chức năng trên những nhà vô địch trí nhớ hàng đầu trên thế giới. Họ phát hiện ra rằng có rất ít khác biệt cấu trúc giữa não của những nhà vô địch trí nhớ này và những người bình thường. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về mạch não mà họ đang tương tác khi ghi nhớ. Những nhà vô địch trí nhớ đã kích hoạt những phần của não bộ dành cho mã hóa thông tin hình ảnh và không gian, trong khi các thí sinh trong nhóm kiểm soát thì không kích hoạt phần đó nhiều lắm.

Bây giờ bạn đã có một số nguyên tắc cơ bản, hãy bắt đầu thực hành thôi!

Bài học 1 – Gom nhóm thông tin, chia thông tin thành các phần nhỏ hơn để dễ nhớ

Gom nhóm là một cách để vượt qua giới hạn của bộ nhớ ngắn hạn như mô tả trong Nguyên tắc 1.

Hãy thử với các số “ma thuật” của chúng ta ở đầu bài viết .

189005191945090219750430

Đó là một chuỗi số khó hiểu cho bộ não của bạn. Giờ đây, nếu tôi phân tách các số như sau:

1890/05/19 và 1945/09/02 và 1975/04/30

Bộ não của bạn sẽ có thể nhận ra chúng là các ngày (theo thứ tự: năm, tháng, ngày). Vậy là 24 số ngẫu nhiên đã trở thành ba ngày khác nhau. Cùng các số, nhóm khác nhau – mỗi khối ít hơn 7 chữ số. Điều này đã tốt hơn nhưng chưa đủ, bạn vẫn khó nhớ các số vào cuối bài viết này.

Vì thế, chúng ta hãy thử thêm một chút nữa.

Bài học 2 – Tạo ngữ cảnh để liên kết thông tin

Bạn còn nhớ những gì chúng ta đã thảo luận trong Nguyên tắc số 2 rằng não của chúng ta ghét việc mã hóa thông tin ngẫu nhiên? Vậy thì, giả sử tôi nói với bạn rằng ba ngày đó đại diện cho ba sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ?

  • 1890/05/19: Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chính Minh
  • 1945/09/02: Ngày Quốc khánh
  • 1975/04/30: Ngày giải phóng miền Nam

Bây giờ, bạn có khả năng nhớ các ngày này hơn khi bạn đọc đến cuối bài viết này, nhưng còn sau 10 năm nữa thì sao? Bạn có thể vẫn nhớ rằng nhiệm vụ là phải nhớ ba ngày có ý nghĩa lịch sử, nhưng không chắc rằng bạn sẽ nhớ chính xác những ngày đó. Vì vậy, chúng ta hãy chuyển sang mẹo tiếp theo.

Bài học 3 – Khắc sâu thông tin vào não bộ bằng cảm xúc

Trong nguyên tắc thứ 3, chúng ta đã đi qua cách cảm xúc mạnh có thể khắc sâu một ký ức vào não của bạn. Vậy giả sử bây giờ tôi nói với bạn rằng sau 10 năm nữa, bạn sẽ nhận được 100 tỉ nếu bạn nhớ được ba ngày đó mà không cần viết ra giấy? Bạn có nghĩ rằng mình sẽ nhớ chắc chắn với ba ngày đó là gì không?

Tôi đoán câu trả lời có thể là có. Nhưng điều gì đã thay đổi? Không cần lựa chọn tâm ý, tâm trí của bạn có thể tức thời tưởng tượng ra cảnh tượng về việc 100 tỉ có sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn, bạn có thể làm được nhiều thứ và bạn có thể bị kích thích.

Đây là một lời khuyên nghiêm túc: – cảm xúc tăng cường trí nhớ nhất là dục vọng. Tình dục là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của chúng ta và não bộ của chúng ta được thiết kế để tìm kiếm nó và bị kích thích khi chúng ta nghĩ đến nó. Càng táo bạo, tình dục hoặc kỳ dị càng tốt! Vì vậy, nếu ý tưởng về 10 tỉ không đủ để kích thích não của bạn để nhớ, hãy tìm cách thực sự làm cho máu của bạn lưu thông nhiều hơn.

Bài học 4 – Tạo ra hình ảnh

Trong nguyên tắc thứ 4, chúng ta đã nói về cách não của chúng ta hiệu quả hơn trong việc mã hóa hình ảnh hơn là từ ngữ. Vì vậy, những gì chúng ta muốn là tạo ra hình ảnh. Tốt nhất là hình ảnh khiến bạn cảm thấy thú vị hoặc kích thích hưng phấn.

Vì vậy, để nhớ về sự kiện ngày sinh của Bác, bạn hãy tưởng tượng đến một vị cha già đáng kính, râu tóc dài, bạc phơ (hình ảnh quen thuộc).

Bây giờ bạn cũng có thể làm điều tương tự với ngày Quốc khánh, tưởng tượng đám đông đang lắng nghe trong giây phút trọng đại. Cuối cùng, để nhớ ngày giải phóng miền Nam, nhớ tới xe tăng đâm “rầm” cái.
Trên đây là ví dụ, bạn có thể tưởng tượng theo ý của mình, nhưng nên nhớ, nếu hình ảnh càng phi lý, bạn sẽ càng dễ nhớ. Hoặc bạn có thể liên tưởng với hình ảnh sexy như nói ở trên, sẽ giúp bạn kích thích nhiều giác quan. Càng kích hoạt nhiều giác quan, bạn sẽ càng có khả năng nhớ nó. Ví dụ bạn có thể tưởng tượng cô gái mặc bikini cầm cờ chạy để liên tưởng đến ngày Quốc khánh hoàn toàn được, miễn là nó giúp bạn tạo ra hình ảnh có cảm xúc.

Bài học 5 – Xây dựng các Khoang Trí Nhớ

Mẹo nhớ tiếp theo dành cho những người bạn ở nước ngoài nơi mà những ngày tháng này có lẽ không có ý nghĩa gì đối với bạn hay các bạn nhỏ hơn chưa biết đến các sự kiện trên. Trong Nguyên tắc số 4, chúng ta đã miêu tả rằng các loại thông tin mà não của chúng ta tuyệt vời trong việc nhớ là thông tin hình ảnh và không gian. Một mẹo nhớ kết hợp hai loại thông tin này là một kỹ thuật có từ 2.500 năm trước gọi là “Khoang Trí Nhớ”.

Trước tiên, tôi muốn bạn nhớ lại một bản đồ không gian rất quen thuộc (ví dụ: căn nhà bạn đang sống). Thứ hai, tôi muốn bạn gán một hình ảnh cho mỗi số. Ví dụ, số 1 có thể là một chú cảnh sát cầm 1 khẩu súng. Số 8 có thẻ là chiếc còng số 8, số 9 có thể là một con rắn đang cuộn tròn và số 0 có thể là một quả trứng.

Vì vậy, với năm 1890, bạn có thể tưởng tượng một chú cảnh sát cầm khẩu súng đang đứng rình ở cửa, trên tay cầm một còng số 8, chuẩn bị vào phòng khách bắt con rắn đang cuộn một quả trứng. Để có thể ghi nhớ , bạn cần đi qua khoang trí nhớ của mình theo một chuỗi rất cụ thể (bắt đầu từ phòng khách, tiếp tục vào nhà bếp, và cứ thế).

Bài học 6 – Cá nhân hoá

Ở điểm này, bạn có thể nghĩ: “Được rồi, giờ tôi có thể nhớ Ngày kỷ niệm cưới của mình hoặc tên của bạn thân cấp 1 nhưng làm sao để nhớ những thứ quan trọng khác?”.

Hãy nhớ rằng, như tôi đã nói, não của bạn nhớ tất cả mọi thứ trong ngữ cảnh. Kỹ năng ở đây là tìm những thứ quan trọng trong cuộc sống của bạn và gắn kết những ký ức mà bạn muốn tạo ra vào chúng. Đó là lý do tại sao ví dụ ngày Quốc khánh 2-9 thì người Việt Nam có thể nhớ nhưng người nước ngoài sẽ khó hơn nếu không biết.

Ví dụ, giả sử con bạn sinh ngày 15/03 để nhớ số 1503 bạn hãy liên tưởng đến ngày sinh của con bạn chẳng hạn.

Hãy nhớ rằng:

Trí nhớ không phải là một bài kiểm tra trí tuệ, mà là một bài kiểm tra sự sáng tạo. Hãy liên tưởng đến những điểm quan trọng lại với nhau.

Vậy điểm mấu chốt là gì?

Đó là một câu hỏi thú vị. Với sự hiện diện của kiến thức toàn cầu trong tầm tay, chúng ta đã loại bỏ nhu cầu phải ghi nhớ bất cứ điều gì. Điện thoại của chúng ta ghi nhớ danh sách công việc, sinh nhật của đối tác, những kỷ niệm hạnh phúc nhất của chúng ta và thậm chí cả số điện thoại của chính chúng ta.

Nhưng trước thời đại của ngôn ngữ viết, việc ghi nhớ không đơn giản chỉ để có quyền truy cập thông tin. Nó là phương tiện cho sự biến đổi cá nhân. Nhà thơ Hà Lan thế kỷ XVIII Jay Luyken nói,

One book, printed in the Heart’s own wax is worth a thousand in the stacks.

“Một cuốn sách được in trên chính cảm xúc của trái tim có giá trị bằng nghìn cuốn sách trong ngăn kệ.”

Tổ tiên của chúng ta tin rằng bằng cách đưa thông tin vào tầm nhìn, chúng ta sẽ hấp thụ nó khác biệt và thay đổi bản thân. Hiện nay, kỹ thuật học thuộc lòng không làm giàu trực tiếp cho ai – không phải chúng ta và cũng không phải xã hội.

Nhưng từ những nghiên cứu và thực hành các trò chơi trí nhớ, có lẽ lý do hấp dẫn nhất đó chính là – bằng cách ghi nhớ những điều trong cuộc sống của mình một cách có ý thức, chúng ta trải nghiệm cuộc sống khác đi. Một cách chậm rãi chúng ta có thể làm giàu có phong phú kiến thức của mình. Tạo ra những hình ảnh đầy màu sắc không chỉ cải thiện sự sáng tạo của tôi mà nó biến những điều đơn điệu thành hài hòa và làm dấu mốc thời gian cho cuộc đời của tôi.

Như tác giả Joshua Foer đã nói,

Monotony collapses time; novelty unfolds it. Creating new memories stretches out psychological time and lengthens our perception of our lives.

“Sự đơn điệu sẽ làm sụp đổ thời gian; sự mới lạ sẽ mở rộng thời gian. Tạo ra những ký ức mới sẽ kéo dài thời gian tâm lý và kéo dài sự nhận thức của cuộc đời của chúng ta.”

Nếu mọi thứ mà não của bạn thấy chỉ là quán cà phê mỗi ngày bạn qua, bữa sáng giống nhau, những người bạn giống nhau, cùng những địa điểm và công việc giống nhau – đến cuối năm bạn có thể sẽ tự hỏi: “Thời gian của tôi đã đi đâu? Một năm thực sự đã trôi qua chưa?”

Bằng cách tập thể dục trí tưởng tượng và mã hóa nhiều ký ức hơn, bạn đang có ý thức đưa tâm trí của mình ra khỏi chế độ tự động, và bạn có thể trải nghiệm cuộc sống lâu hơn mà không cần thực sự sống lâu hơn. Điều đó không phải thật tuyệt vời sao?

Tổng kết lại

Lần tới khi bạn có vài phút thời gian rảnh rỗi, thay vì lướt Facebook, hãy tìm một cái gì đó để nhớ và thực hành một hoặc tất cả những lời khuyên về trí nhớ này:

  • 1. Chia thông tin thành các phần nhỏ hơn để dễ nhớ
  • 2. Tạo ngữ cảnh để gắn với thông tin cần nhớ
  • 3. Dùng cảm xúc để khắc sâu thông tin vào não
  • 4. Tạo ra hình ảnh
  • 5. Xây dựng khoang trí nhớ
  • 6. Làm thông tin trở nên cá nhân hoá

Có lẽ một ngày nào đó bạn sẽ nhớ đến Kiến Thức Bổ Ích với hình ảnh một “chú kiến” không ngủ bên cạnh hộp thuốc bổ và bạn nghĩ trang này thật có ích. Nếu thấy thú vị, hãy chia sẻ bài viết này cho bạn bè của bạn nữa nhé.

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên